BÀI 10

BÀI TẬP PHẢN ỨNG HỮU CƠ

Giáo viên: Thầy Nguyễn Phước Hòa Tân

Giới thiệu:

Nội dung bài học:

_Bài toán Hóa hữu cơ thường dựa vào phản ứng cháy: “Đốt cháy m gam một chất hữu cơ hay trộn m gam chất hữu cơ với bột CuO rồi nung nóng thì C, H và N của chất hữu cơ biến thành CO2, H2O và khí N2” do đó ta gọi dạng toán này là “bài toán đốt”.

_ Các hidrocacbon chưa no (có k liên kết p) hay có 1 vòng no như xiclopropan, xiclobutan đều có thể tham gia phản ứng cộng H2, cộng X2, cộng HX, cộng H-OH  (X là halogen)

_Áp dụng kiến thức đã học để giải 8 bài tập về phản ứng hữu cơ.


Bài tập
1

Câu 1. Viết phương trình phản ứng cháy của mọi dãy đồng đẳng hydrocacbon, suy ra những hệ quả quan trọng.


Mời các bạn xem video bài giải ở Tab Bài giảng


Bài tập
2

Câu 2. Viết phương trình phản ứng cháy của dãy đồng đẳng ankan CnH2n+2, suy ra những hệ quả qua trọng như những định lí toán học. Cho thí dụ áp dụng:
Đốt cháy hoàn toàn m gam hydrocacbon X ta thu được 4,48 lít khí CO2 (đktc) và 7,2 gam H2O thì công thức phân tử của X và m là
A. C2H6 và 30 gam.          B. CH4 và 3,2 gam.        C. CH4 và 1,6 gam.        D. Bài toán vô định.


Mời các bạn xem video bài giải ở Tab Bài giảng


Bài tập
3

Câu 3. Viết phương trình phản ứng cháy của dãy đồng đẳng anken, xicloankan CnH2n, suy ra những hệ quả qua trọng như những định lí toán học. Cho thí dụ áp dụng:

Áp dụng: Đốt cháy hoàn toàn 2,24 lít khí CnH2n (đktc) ta thu được 6,72 lít khí CO2 (đktc) và m gam H2O, thể tích không khí lấy dư 20% là V lít (đktc).
1. Tên của hydrocacbon là:
A. Etylen.          B. propen.       C. xiclopropan.             D. B hay C.
2. Giá trị của m và V là
A. 5,4 gam, 12,096 lít.      B. 2,7 gam, 60,48 lít.     C. 5,4 gam, 60,48 lít.   D. Một đáp án khác.


Mời các bạn xem video bài giải ở Tab Bài giảng


Bài tập
4

Câu 4. Viết phương trình phản ứng cháy của dãy đồng đẳng ankadien,ankin CnH2n-2, suy ra những hệ quả quan trọng như những định lí toán học. Cho 1 thí dụ áp dụng.

Áp dụng: Đốt cháy m gam ankadien liên hợp X ta thu được 8,96 lít khí CO2 (đktc) và 5,4 gam H2O, giá trị của m và công thức cấu tạo của X là
A. 5,4 gam và CH2=CH-CH=CH2.            B. 6,8 gam và CH2= CH-CCH3=CH-CH3.
C. 5,4 gam và CH2=C=CH-CH3.              D. Tất cả đều sai.


Mời các bạn xem video bài giải ở Tab Bài giảng


Bài tập
5

Câu 5. Viết phương trình phản ứng cháy của dãy ancol hay ete no mạch hở. Suy ra những hệ quả quan trọng như những định lí toán học. Cho thí dụ áp dụng.

Áp dụng: Đốt cháy hoàn toàn m một ancol đa chức ta thu được 4,48 lít khí CO2 (đktc) và 5,4 gam H2O. Biết rằng ancol bền thì mỗi nguyên tử cacbon không chứa quá 1 nhóm –OH. Công thức cấu tạo của ancol và giá trị của m là
A. HO-CH2-CH2-CH2-OH, m = 7,2 g.           B. HO-CH2-CH2-OH, m = 3,1 g.
C. HO-CH2-CH2-OH, m = 6,2 gam.             D. HO-CH2-CH2-CH2-OH, m = 6,2 gam.


Mời các bạn xem video bài giải ở Tab Bài giảng


Bài tập
6

Câu 6. Viết phương trình phản ứng cháy của dãy CnH2nOz với z ≥ 0 và dãy CnH2n-2Oz với z ≥ 0. Suy ra những hệ quả quan trọng như những định lí toán học. Cho thí dụ áp dụng.
Áp dụng: Đốt cháy hoàn toàn 5,8 gam chất X chứa C, H và có 1 nguyên tử oxi trong phân tử, ta thu được 6,72 lít khí CO2(đktc) và 5,4 gam H2O. Số đồng phân cấu tạo của X là
A. 3.                    B. 5.                  C. 6.                 D. 7.


Mời các bạn xem video bài giải ở Tab Bài giảng


Bài tập
7

Câu 7. Viết phản ứng cộng H2/Ni,t của dãy đồng đẳng hidrocacbon chua no có k liên kết p. Suy ra các hệ quả quan trọng.

Áp dụng: Trộn 10 lít hỗn hợp khí X chứa (CH4, C2H4, C3H4, C2H6) với 6 lít khí H2 (đo ở cùng điều kiện p, T) rồi cho qua bột niken nung nóng ta thu được 14 lít hỗn hợp khí Y thoát ra. Trong Y có V lít hỗn hợp các hydrocacbon và V’ lít H2 thì V và V’ là
A. 10 lít, 4 lít.        B. 12 lít và 2 lít.            C. 11 lít và 3 lít.           D. 12 lít và 2 lít.


Mời các bạn xem video bài giải ở Tab Bài giảng


Bài tập
8

Câu 8. Hỗn hợp khí X chứa 0,04 mol C2H2 và 0,06 mol H2. Dẫn X qua Ni nung nóng ta thu được hỗn hợp khí Y. Chia Y thành hai phần bằng nhau:
a. Phần 1 dẫn Y qua dung dịch Br2 dư ta thấy dung dịch Br2 bị nhạt màu và có 448 ml  hỗn hợp khí Z thoát ra (đktc). Tỉ khối của Z đối với H2 bằng 4,5. Khối lượng bình nước brôm tăng:
A. 8.            B. 4g.             C. 0,3 g.                     D. 0,4 g.
b. Phần 2 trộn với 0,075 mol khí O2 rồi cho vào một khí nhiên kế có thể tích không đổi là 4 lít. Bật tia lửa điện để đốt cháy hết ½ Y. Giữ khí nhiên kế ở 109,20C. Áp suất trong khí nhiên kế ở 109,20C là p bằng:
A. 0,784 atm.        B. 0,847 atm.                           C.  0,674 atm.                           D. Một đáp số khác.


Mời các bạn xem video bài giải ở Tab Bài giảng

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *