BÀI 3

ANKADIEN  & BÀI TẬP

 

  Giáo viên: Thầy Nguyễn Phước Hòa Tân

  Giới thiệu:

  Bài giảng này gồm hai phần:

  A. Ankadien

  Ankadien thuộc loại hydrocacbon polyen mạch hở trong công thức cấu tạo có hai nối đôi (dien) tức là 2 liên kết p. Như thế theo công thức phân tử tổng quát của mọi dãy đồng đẳng hydrocacbon mạch hở CnH2n+2-2k thì ankadien có k = 2 nên công thức phân tử tổng quát của dãy đồng đẳng ankadien là CnH2n-2 với n ≥ 3.

Ta chỉ nghiên cứu hóa tính của  của buta-1,3-dien và isopren.

Phản ứng hóa học đặc trưng là phản ứng cộng & phản ứng trùng hợp.

Đặc biệt ankadien liên hợp (tức là 2 nối đôi cách nhau bởi 1 nối đơn) thì phản ứng cộng cho nhiều sản phẩm.

Dạng toán thường gặp là các bài toán đốt.Ta chỉ nghiên cứu hóa tính của  của buta-1,3-dien và isopren.

B. Bài tập áp dụng

+ 5 bài tập tự luận.

+ 5 bài tập trắc nghiệm.


Bài tập
1

I. Bài tập tự luận

Câu 1. Viết phương trình phản ứng cháy tổng quát của ankadien.Chứng minh rằng khi ankadien cháy thì sinh ra CO2 và H2O có tỉ số mol tuân theo hệ thức

        

Câu 2.

a) Hãy phân biệt các khái niệm polyen, dien, ankadien.
b) Dien được phân loại như thế nào? Mỗi loại cho một thí dụ.
c) Viết công thức phân tử chung của ankadien, so sánh với công thức chung của alkan và anken.

Câu 3.  Nhiệt phân nhựa cây gutta peccha người ta thu được một chất lỏng A chứa 88,23%C; 11,76%H. Tỉ kối hơi của A so với nitơ bằng 2,43. Cứ 0,340gam phản ứng với brom dư thì cho 1,940gam một chất lỏng nặng hơn nước và không tan trong nước. Cho A phản ứng với H2 dư thì thu được isopentan.

   a) Xác định công thức phân tử của A.

   b) Các dữ kiện trên đã đủ để xác định công thức cấu tạo của A chưa? Vì sao?

Câu 4. Nhiệt phân hỗn hợp butan, but-1-en và but-2-en người ta thu được buta-1,3-dien với hiệu suất 80% (theo số mol). Hãy tính khối lượng polybutadien thu được từ 1000m3 (27oC, 1 atm) hỗn hợp khí trên, biết rằng phản ứng trùng hợp đạt hiệu suất 90%.

Câu 5. Từ 5,8 tấn khí butan có thể sản xuất được bao nhiêu tấn cao su buna biết rằng hiệu suất phản ứng tách H2 và trùng hợp lần lượt là 90% và 80%.
Mời các bạn xem video bài giải ở Tab Bài giảng


Bài tập
2

II. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1. Trắc nghiệm Đúng-Sai  ( true-false) Hãy ghi chữ Đ (đúng) hay S (sai) vào cuối mỗi câu sau:

 a) 4 nguyên tử C của buta-1,3-dien cùng nằm trên một đường thẳng.
 b) 4 nguyên tử C của buta-1,3-dien cùng nằm trong một mặt phẳng.
c) 4 trục của 4 orbital p của 4 nguyên tử C ở but-1,3-dien nằm trên một mặt phẳng.
d) 6 nguyên tử H của buta-1,3-dien không cùng ở trên một mặt phẳng với 4 nguyên tử C.
e) 4 orbital p của 4 nguyên tử C ở but-1,3-dien xen phủ với nhau tạo ra orbital
p chung.

Câu 2. Dãy nào sau đây gồm các ankadien liên hợp

A. propadien, buta-1,3-dìen, penta-2-4-dien.
B. buta-1,3-dìen, penta-2-4-dien., isopren
C. penta-2-4-dien., isopren, hexa- 1,4- dien
D. buta-1,3-dìen, penta-2-4-dien, hexa- 1,4- dien

Câu 3. Đốt cháy hoàn toàn 0,02 mol ankadien X liên hợp ta thu được 2,24 lít CO2 (đktc)

X có thể là

A. isopren.          B. buta-1,3-dien.            C. penta-2-4-dien.        D. A hay C.

Câu 4. Cao su thiên nhiên là polyme có công thức

A. (C5H8)n.             B. (C4H6)n.         C. (C6H10)n.       D. (C10­H14)n.

Câu 5. Trong các chất dưới đây, chất nào được gọi tên là đivinyl?

A. CH2=C=CH-CH3.                                B. CH2=CH-CH=CH2.
C. CH2=CH=CH2-CH=CH2.                      D. CH2=CH-CH=CH-CH3.


Mời các bạn xem video bài giải ở Tab Bài giảng

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *