Bài 1
PHẢN ỨNG OXI HÓA KHỬ
Giáo viên: Thầy Nguyễn Phước Hòa Tân.
Nội dung bài học:
Người ta đã từng chia các phản ứng hóa học thành nhiều loại như phản ứng hóa hợp, phản ứng phân tích, phản ứng thế, phản ứng cộng, phản ứng trao đổi, phản ứng trung hòa, phản ứng oxi hóa khử ….
Hoá học hiện đại căn cứ vào thuyết cấu tạo nguyên tử chỉ chia các phản ứng thành hai loại:
– Phản ứng oxi hoá khử (redox).
– Phản ứng không oxi hoá khử (noredox).
Trong đó phản ứng oxi hóa khử là:
I. Phản ứng oxi hoá khử theo quan niệm cũ
Phản ứng oxi hoá khử là phản ứng xảy ra giữa một chất cho oxi và một chất nhận oxi. Chất cho oxi là chất oxi hoá, chất nhận oxi là chất khử oxi. Chất oxi hoá thì bị khử oxi, còn chất khử oxi thì bị oxi hoá.
II. Phản ứng oxi hoá khử theo thuyết nguyên tử
Phản ứng oxi hoá khử là phản ứng xảy ra do một chất cho electron và một chất nhận electron.
– Chất cho electron là chất khử.
– Chất nhận electron là chất oxi hóa.
– Chất oxi hoá thì bị khử oxi còn chất khử oxi thì bị oxi hoá.
Để dễ nhớ ta dùng thành ngữ: “khử cho, o nhận”.
Ngày nay phản ứng oxi hoá khử không còn ràng buộc bởi nguyên tố oxi nữa, nhưng thuật ngữ “oxi hoá – khử” là một dấu ấn của lịch sử hoá học không thể nào quên.