MỆNH ĐỀ

Nội dung bài học:

1. Bài giảng

– Tóm tắt lại những kiến thức trọng tâm.

– Các nội dụng bài giảng như:

  + Khái niệm về mệnh đề.

  + Mệnh đề chứa biến.

  + Mệnh đề phủ định.

  + Mệnh đề kéo theo.

  + Mệnh đề đảo – mệnh đề tương đương.

– Một vài ví dụ và bài tập đề nghị.

2. Bài tập:

– Với 6 bài tập bao gồm các dạng toán về mệnh đề được trích từ sách giáo khoa và sách bài tập toán lớp 10. Tất cả được khái quát thành vấn đề sau:

Vấn đề: Mệnh Đề

*** Khi học xong bài này, các bạn sẽ biết được thế nào là mệnh đề, các loại mệnh đề và phương pháp giải bài tập về mệnh đề. Đây là dạng toán cơ bản của chương trình toán lớp 10 và có trong các đề thi và đề kiểm tra.


Bài tập
1

Dạng toán 1: kiểm tra có phải là MĐ hay không? Và xác định tính đúng sai của MĐ.

Bài 1(B1 – SGk) khẳng định nào dưới đây là mệnh đề

a. 3 + 2 = 7                                       b. 4 + x = 3

c .x + y > 1                                        d. 2 –  < 0

Bài 2(B2 – SGK): Xét tính đúng sai của mỗi MĐ sau và phát biểu MĐ phủ định của nó:

a. 1794 chia hết cho 3                        b.  là số hữu tỉ.

                                      

Bài 3. Trong các câu dưới đây, câu nào là MĐ nếu là MĐ thì hãy nói là nó đúng hay sai:

a .3 + 19 = 21                                     b. 81 chia hết cho 9.

c. x2 + 2y > 8                                      d. x + y và xy.

e. 21 chia hết cho 13.                         f. 143 không phải là số nguyên tố.

Bài 4. Hãy nêu MĐ phủ định của các trường hợp là MĐ của bài 3, cho biết nó Đúng hay Sai.


Mời các bạn xem video bài giải ở Tab Bài giảng


Bài tập
2

Dạng toán 2: Các mệnh đề kéo theo, mệnh đề đảo, mệnh đề tương đương.

Bài 1 (B3.sgk). Cho các MĐ kéo theo

P: “Nếu a và b cùng chia hết cho c thì (a + b) chia hết cho c”

Q:”Các số có chữ số tận cùng là 0 đều chia hết cho 5”

R:”Một tam giác cân có hai đường trung tuyến bằng nhau”.

S:”Hai tam giác bằng nhau có diện tích bằng nhau”

a .  Phát biểu MĐ đảo của các MĐ trên.

b. Phát biểu MĐ trên sử dụng “điều kiện đủ”

c .Phát biểu MĐ trên sử dụng “điều kiện cần”.

Bài 2 (B4.sgk): Phát biểu mệnh đề sau, sử dụng khái niệm “điều kiện cần và đủ”

a .Một số có tổng các chữ số chia hết cho 9 thì chi hết cho 9 và ngược lại.

b .Hình thoi là hình bình hành có hai đường chéo vuông góc với nhau và ngược lại.

c .Phương trình bậc hai có hai nghiệm phân biệt khi và chỉ khi biệt thức của nó dương.


Mời các bạn xem video bài giải ở Tab Bài giảng

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *