LỊCH SỬ LỚP 12

BÀI 5. CÁC NƯỚC CHÂU PHI VÀ CHÂU MỸ LA TINH

 

Lược đồ Châu Phi sau chiến tranh thế  giới thứ hai

I. CÁC NƯỚC CHÂU PHI

DT: 30,3 tr km2, 800 triệu người(2002), gồm 54 quốc gia lớn nhỏ.

1.Vài nét  về cuộc đấu tranh giành độc lập.

a. Sau chiến tranh thế giới thứ hai:phong trào đấu tranh giành độc lập ở châu Phi bùng nổ mạnh trước hết là ở Bắc Phi:

       Mở đầu là cuộc binh biến của binh lính và sĩ quan yêu nước Ai Cập (1952), lật đổ vương triều Pharuc, chỗ dựa của thực dân Anh, lập ra nước Cộng hòa Ai Cập ( 18/6/1953).

       Tiếp theo là Libi (1952), An-giê-ri. (1954-1962)

b. Nửa sau thập niên 50, hệ thống thuộc địa của thực dân ở châu Phi tan rã, nhiều quốc gia giành được độc lập như:

       1956 Tuy-ni-di, Ma-rốc, Xu-đăng,

       1957 Gana…

       1958 Ghi nê.

c. Đặc biệt  năm 1960 là “Năm châu Phi” với 17 nước được trao trả độc lập.

d. Năm 1975, thắng lợi của cách mạng Ăng-gô-la và Mô-dăm-bích đã chấm dứt chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi cùng và hệ thống thuộc địa của Bồ Đào Nha bị tan rã .

e. Từ 1975 đến nay

       Hoàn thành cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân cũ, giành độc lập dân tộc với sự ra đời của nước Cộng hòa Dim-ba-bu-ê (1980) và Namibia (03/1990).

       Tại Nam Phi, trước áp lực đấu tranh của người da màu,  bản Hiến pháp 11-1993, chế độ phân biệt chủng tộc (Apartheid) bị xóa bỏ.

       Trong cuộc bầu cử đa chủng tộc đầu tiên, ông  Ne- xơn Man- đê -la (Nelson Mandela) trở thành Tổng thống da đen đầu tiên của nước Cộng hòa Nam Phi (1994).

2. Tình hình phát triển kinh tế – xã hội

Sau khi giành được độc lập, các nước châu Phi  xây dựng đất nước,đã thu được một số thành tựu kinh tế – xã hội.

Tuy nhiên, nhiều nước châu Phi vẫn còn trong tình trạng lạc hậu, không ổn định (đói nghèo, xung đột, nội chiến, bệnh tật, mù chữ, bùng nổ dân số, nợ nước ngoài…).

Tổ chức thống nhất Châu Phi (OAU) – 5/1963, sau đổi là Liên minh Châu Phi (AU) triển khai nhiều chương trình phát triển của Châu lục

Con đường phát triển của châu Phi còn phải trải qua nhiều khó khăn, gian khổ.

II. CÁC NƯỚC MỸ LATINH

Lược đồ  khu vực  Mỹ La Tinh sau chiến tranh thế giới thứ hai

Gồm 33 nước. 20,5 triệu km2, 531  triệu dân (2002), giàu nông – lâm sản và khoáng sản.

1. Vài nét về quá trình đấu tranh giành và bảo vệ độc lập dân tộc

       Đầu thế kỷ XX  đã giành độc lập từ Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, nhưng sau đó lệ thuộc Mỹ

       Sau chiến tranh thế giới thứ hai là  “sân sau “, là thuộc địa kiểu mới của Mỹ.

       Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào đấu tranh chống chế độ độc tài thân Mỹ bùng nổ và phát triển. Tiêu biểu là thắng lợi của cách mạng Cu Ba:

* Tại Cu ba

+         Tháng 3/1952, Mỹ giúp Ba-ti-xta lập chế độ độc tài quân sự, xóa bỏ Hiến pháp 1940, cấm các đảng phái chính trị hoạt động, bắt giam và tàn sát nhiều người yêu nước…

+         Nhân dân Cu Ba đấu tranh chống chế độ độc tài Ba-ti-xta dưới sự lãnh đạo của Phi-đen Ca-xtơ-rô.

+         Ngày1/1/1959, chế độ độc tài Ba-ti-xta bị lật đổ, nước Cộng hòa Cu Ba thành lập.

+         Sau khi cách mạng thành công, Cu ba tiến hành  cải cách dân chủ.

+         1961 tiến hành Cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội.

+         Với sự nỗ lực của nhân dân và sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nhĩa  đạt nhiều thành tựu như xây dựng  công nghiệp với cơ cấu ngành hợp lý, nông nghiệp đa dạng, đạt thành tựu cao  về văn hóa, giáo dục, y tế, thể thao….

Raul Castro (trái) đứng cạnh anh trai là thủ lĩnh du kích quân Fidel Castro (người ngồi) năm 1957

* Các nước khác

       Tháng 8/1961, Mỹ lập tổ chức Liên minh vì tiến bộ lôi kéo các nước Mỹ La-tinh nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của Cu Ba.

       Từ  thập niên 60 -70, phong trào đấu tranh chống Mỹ và chế độ độc tài thân Mỹ giành độc lập phát triển mạnh  giành nhiều thắng lợi.

Thí dụ:

+         1964 – 1999 Panama đấu tranh và thu hồi chủ quyền kênh đào Panama

+         1962 Ha mai ca, Tri ni đát, Tô ba gô.

+         1966 là Guy a na, Bác ba đốt

+         1983 có 13 nước độc  lập ở Ca ri bê

       Với nhiều hình thức: bãi công của công nhân, nổi dậy của nông dân, đấu tranh nghị trường, đấu tranh vũ trang…., biến châu lục này thành “lục địa bùng cháy” (tiêu biểu là phong trào đấu tranh vũ trang ở Vê-nê-xu-ê-la, Pê-ru…)

       Kết quả  chính quyền độc tài ở Mỹ La tinh  bị lật đổ, chính phủ dân tộc dân chủ được thiết lập.

2. Tình hình phát triển kinh tế – xã hội

Sau khi khôi phục độc lập, các nước Mỹ La-tinh đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ, nhiều nước trở thành những nước công nghiệp mới (NIC) như Brazil, Argentina, Mehico.

Tại Cu ba:                           

+         Sau khi cách mạng thành công, Cu ba tiến hành  cải cách dân chủ.

+         1961 tiến hành Cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội.

+         Với sự nỗ lực của nhân dân và sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nhĩa  đạt nhiều thành tựu như xây dựng  công nghiệp với cơ cấu ngành hợp lý, nông nghiệp đa dạng, đạt thành tựu cao  về văn hóa, giáo dục, y tế, thể thao….

       Trong thập niên 80, các nước bị suy thoái nặng nề về kinh tế, lạm phát tăng nhanh, nợ nước ngoài chồng chất, dẫn đến nhiều biến động chính trị (Argentina, Bolivia, Brazil, Chi Lê…)

       Sang thập niên 90, kinh tế Mỹ La-tinh có nhiều chuyển biến tích cực, tỷ lệ lạm phát giảm mạnh, đầu tư nước ngoài tăng….Tuy  nhiên, Mỹ La-tinh vẫn còn nhiều khó khăn về kinh tế – xã hội (đặc biệt tham nhũng là quốc nạn, phân phối không công bằng, nợ nước ngoài ).

(Cô. Đoàn Thị Hồng Điệp)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *