BÀI GIẢNG – THAO TÁC LẬP LUẬN PHÂN TÍCH

I. Tìm hiểu bài

1. Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận phân tích

a. Tìm hiểu ngữ liệu

Gợi ý trả lời câu hỏi

       Sở Khanh là kẻ bẩn thỉu, bần tiện, đại diện cho cho sự đồi bại trong xã hội “Truyện Kiều”.

       Để thuyết phục tác giả đã đưa ra các luận cứ làm sáng tỏ cho luận điểm (các yếu tố được phân tích).

+         Sở Khanh sống bằng nghề đồi bại, bất chính.

+         Sở Khanh là kẻ đồi bại nhất trong những kẻ làm cái nghề đồi bại bất chính đó: Giả làm người tử tế để đánh lừa một người con gái ngây thơ, hiếu thảo; trở mặt một cách trâng tráo; thường xuyên lừa bịp, tráo trở.

       Thao tác phân tích kết hợp chặt chẽ với tổng hợp: Sau khi phân tích chi tiết bộ mặt lừa bịp, tráo trở của Sở Khanh, tác giả đã tổng hợp và khái quát bản chất của hắn: …” Nó là cái mức cao nhất của tình hình đồi bại trong xã hội này”.

b. kết luận

       Lập luận phân tích là chia nhỏ đối tượng thành các yếu tố bộ phận để xem xét nội dung, hình thức và mối quan hệ bên trong cũng như bên ngoài của chúng, rồi khái quát, phát hiện ra bản chất của đối tượng.

       Phân tích bao giờ cũng gắn liền với tổng hợp. Đó là bản chất của thao tác phân tích trong văn nghị luận.

       Yêu cầu của một lập luận phân tích:

+         Xác định vấn đề phân tích.

+         Chia vấn đề thành những khía cạnh nhỏ.

+         Khái quát tổng hợp.

2. Cách phân tích

       Cần dựa trên những tiêu chí, quan hệ nhất định: (Quan hệ giữa các yếu tố tạo nên đối tượng, quan hệ nhân quả, quan hệ giữa đối tượng với các đối tượng liên quan, quan hệ giữa người phân tích với đối tượng phân tích).

       Phân tích cần đi sâu vào từng mặt, từng bộ phận nhưng cần lưu ý đến quan hệ giữa chúng với nhau, cần khái quát để rút ra bản chất chung của đối tượng.

Gợi ý trả lời câu hỏi

Mục 1

       Phân chia dựa trên cơ sở quan hệ nội bộ trong bản thân đối tượng – những biểu hiện về nhân cách bẩn thỉu, bần tiện của Sở Khanh.

       Phân tích kết hợp chặt chẽ với tổng hợp: từ việc phân tích làm nổi bật những biểu hiện bẩn thỉu, bần tiện mà khái quát lên giá trị hiện thực của nhân vật này – bức tranh về nhà chứa, tính đồi bại trong xã hội đương thời

Mục II (1)

       Phân tích theo quan hệ nội bộ đối tượng

       Phân tích theo quan hệ kết quả – nguyên nhân

       Phân tích theo quan hệ nguyên nhân – kết quả.

Mục II (2)

       Phân tích theo quan hệ nguyên nhân – kết quả.

       Phân tích theo qUan hệ nội bộ của đối tượng.

       Phân tích kết hợp chặt chẽ với khái quát tổng hợp. 

3. Ghi nhớ: SGK

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *