Giáo viên: Thầy Nguyễn Lâm Quang Thoại

   Giới thiệu: qua bài học này, các bạn được biết các kiến thức như: khái niệm
   quẩn thể, tần số tương đối của các alen và tỉ lệ kiểu gen, cấu trúc di truyền của
   quần thể tự thụ phấn và quần thể giáo phối gần, hệ thống các câu hỏi sách giáo
   khoa có hướng dẫn trả lời.

BÀI 16: CẤU TRÚC DI TRUYỀN CỦA QUẦN THỂ

PHẦN I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý

I. CÁC ĐẶC TRƯNG DI TRUYỀN CỦA QUẦN THỂ

 1. Khái niệm

– Quần thể là 1 tổ chức của các cá thể cùng loài, cùng sống trong một khoảng không gian xác định, ở vào một thời điểm xác định và có khả năng sinh sản ra thế hệ sau.

– Quần thể được đặc trưng bởi vốn gen, tần số tương đối của các kiểu gen, kiểu hình và các alen.

 2. Tần số tương đối của các alen và tỉ lệ kiểu gen

Xét một gen có 2 alen: A,a trong một quần thể

– Tần số của một kiểu gen nào đó trong quần thể được tính bằng tỉ số giữa số cá thể có kiểu gen đó trên tổng số cá thể có trong quần thể.

– Tần số alen của locut gen A được tính bằng tỉ số giữa các giao tử mang alen đó trên tổng số giao tử mà quần thể đó tạo ra tại một thời điểm xác định.

Tìm Hiểu Thêm:  Laser và lưỡng tính sóng hạt

Ví dụ: một quần thể có tỉ lệ các kiểu gen như sau

0.6AA: 0.2Aa: 0.2aa   (1)

– (1) được gọi là cấu trúc di truyền của quần thể đó

  + Gọi p là tần số tương đối của alen A

  + Gọi q là tần số tương đối của alen a

– Khi đó: pA = (0.6 + 0.2/2) = 0.7

               qa = (0.2 + 0.2/2) = 0.3

II. CẤU TRÚC DI TRUYỀN CỦA QUẦN THỂ TỰ THỤ PHẤN VÀ QUẦN THỂ GIAO PHỐI GẦN

– Quá trình tự phối làm cho quần thể dần dần phân thành các dòng thuần có kiểu gen khác nhau. Cấu trúc di truyền của quần thể tự phối biến đổi qua các thế hệ theo hướng giảm dần tỉ lệ dị hợp tử và tăng dần tỉ lệ đồng hợp tử, nhưng không làm thay đổi tần số tương đối của các alen.

– Sự biến đổi cấu trúc di truyền quần thể tự phối qua các thế hệ:

Quần thể xuất phát

0% AA

100% Aa

0% aa

F1

25% AA

50% Aa

25% aa

F2

37.5% AA

25% Aa

37.5% aa

F3

43.75% AA

12.5% Aa

43.75%aa

Fn

(1 – 1/2n )/2 %AA

1/2n %Aa

(1 – 1/2n )/2 %aa

 

PHẦN II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP SÁCH GIÁO KHOA

Câu 1. Các quần thể cùng loài thường khác nhau ở những đặc điểm di truyền nào?

Câu 2. Tần số alen và tần số các kiểu gen của quần thể cây tự thụ phấn và quần thể động vật giao phối gần sẽ thay đổi như thế nào qua các thế hệ?

Câu 3. Tại sao các nhà chọn giống thường gặp rất nhiều trở ngại trong việc duy trì các dòng thuần?

Câu 4. Một quần thể có tần số kiểu gen dị hợp Aa là 0,4. 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *