Giáo viên: Thầy Nguyễn Lâm Quang Thoại

    Giới thiệu: trong bài học này, các bạn sẽ được biết các bằng chứng tiến
hóa như: bằng chứng giải phẩu, bằng chứng phôi sinh học, bằng chứng
địa lí sinh vật học, bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử.

PHẦN SÁU: TIẾN HOÁ

CHƯƠNG I: BẰNG CHỨNG VÀ CƠ CHẾ TIẾN HOÁ

BÀI 24: CÁC BẰNG CHỨNG TIẾN HOÁ

PHẦN I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý

I. BẰNG CHỨNG GIẢI PHẨU

– Là 1 lĩnh vực của sinh học, nghiên cứu mối quan hệ tiến hóa giữa các loài dựa trên việc so sánh các đặc điểm giải phẫu hình thái bên ngoài và cấu tạo bên trong cơ thể sinh vật.

– Cơ quan tương đồng: là cơ quan được tiến hóa từ 1 cơ quan ở cùng loài tổ tiên mặc dù hiện tại các cơ quan này có thể thực hiện các chức năng rất khác nhau

Vd: tay người, cánh dơi, vây cá voi à chi trước của lớp thú

– Kiểu cấu tạo giống nhau của các cơ quan tương đồng phản ánh nguồn gốc chung của chúng. Những sai khác về chi tiết là do chúng thực hiện những chức năng khác nhau.

– Cơ quan thoái hóa cũng là 1 loại cơ quan tương đồng nhưng cấu trúc đã bị tiêu giảm và không còn chức năng. Cơ quan thoái hóa giúp ta xác định mối quan hệ họ hàng giữa các loài, là bằng chứng rõ rệt nhất chứng tỏ những loài này bắt nguồn từ một tổ tiên chung.

Tìm Hiểu Thêm:  Định luật bảo toàn năng lượng

Vd: xương cụt à vết tích của đuôi, ruột thừaà vết tích manh tràng, mấu thịt trong khóe mắt à vết tích của mí mắt thứ 3

– Cơ quan tương tự: là những cơ quan thực hiện các chức năng như nhau nhưng không được bắt nguồn từ một nguồn gốc

Vd: chân ếch và chân vịt à đều có màng; cánh chim, cánh bướm, cánh dơi à để bay

– Sự tương đồng về một số đặc điểm giải phẩu giữa các loài là bằng chứng cho thấy chúng được tiến hóa từ một loài tổ tiên.

Vd: loài người và tinh tinh ngày nay.

Bảng so sánh:

Cơ quan tương đồng

Cơ quan tương tự

– Các cơ quan có cùng nguồn gốc nhưng hiện tại có chức năng khác nhau

– Các cơ quan có cùng chức chăng nhưng có nguồn gốc khác nhau

– Phản ánh quá trình tiến hóa phân li

– Phản ánh quá trình tiến hóa hội tụ

– Do sống trong các môi trường khác nhau

– Do sống trong cùng môi trường như nhau

II. BẰNG CHỨNG PHÔI SINH HỌC

– Sự giống nhau về quá trình phát triển phôi của nhiều loài động vật có xương sống chứng tỏ rằng chúng đều được tiến hoá từ 1 nguồn gốc chung. Các loài càng có họ hàng gần gũi thì sự phát triển phôi của chúng càng giống nhau.

– Ví dụ: sự tương đồng trong quá trình phát triển phôi của một số động vật có xương sống như: cá, thằn lằn, thỏ, người…

Tìm Hiểu Thêm:  Bài 28. Vấn đề tổ chức lãnh thổ công nghiệp

III. BẰNG CHỨNG ĐỊA LÍ SINH VẬT HỌC

Địa lí sinh học là môn khoa học nghiên cứu về sự phân bố địa lí của các loài trên trái đất, cho chúng ta những bằng chứng rằng các loài sinh vật đều bắt nguồn từ 1 tổ tiên chung.

Khi nghiên cứu về sự phân bố địa lí các loài, Dacwin rút ra kết luận:

– Sự giống nhau giữa các sinh vật chủ yếu là do chúng có chung nguồn gốc hơn là do chúng sống trong môi trường giống nhau.

– Do điều kiện môi trường ở mỗi đảo khác nhau và do các sinh vật sống trên đảo cách li sinh sản với nhau à xuất hiện các loài khác nhau (có nhiều đảo có các loài đặc hữu, TD: Ở Úc có các loài thú có túi)

Ngoài ra nghiên cứu phân bố địa lí của các loài cho ta biết sự hình thành, phát tán và tiến hóa của loài xảy ra như thế nào

IV. BẰNG CHỨNG TẾ BÀO HỌC VÀ SINH HỌC PHÂN TỬ

1. Bằng chứng tế bào

– Mọi cơ thể sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào.

– Các tế bào đều có thành phần hoá học và nhiều đặc điểm cấu trúc giống nhau.

– Tất cả các tế bào đều cấu tạo từ phân tử prôtêin – lipit.

– Mọi sinh vật đều có ADN.

2. Bằng chứng sinh học phân tử:

a. Xác định quan hệ họ hàng giữa các loài dựa trên mức độ tương đồng của prôtêin:

– Phân tích trình tự axit amin của cùng 1 loại prôtêin hay trình tự các nu của cùng 1 gen ở các loài khác nhau à mối quan hệ họ hàng giữa các loài.

Tìm Hiểu Thêm:  Bài 1. Đại cương về polime

– Những loài có quan hệ họ hàng gần gũi thì trình tự các axit amin hay trình tự các nu càng giống nhau và ngược lại: vì các loài vừa tách nhau ra từ 1 tổ tiên chung nên chưa đủ thời gian để chọn lọc tự nhiên làm nên sự sai khác lớn về cấu trúc phân tử

b. Xác định quan hệ họ hàng giữa các loài dựa trên mức độ tương đồng về ADN:

– Dùng phương pháp lai phân tử: lai các phân tử ADN của các loài với nhau và đánh giá mức độ tương đồng về trình tự nu giữa các loài qua khả năng bắt cặp bổ sung giữa các sợi ADN đơn thuộc 2 loài khác nhau.

– Nếu 2 loài có họ hàng gần có nhiều đoạn bắt cặp bổ sung nhau, “phân tử lai” càng bền vững với nhiệt (mức độ tương đồng được đánh giá qua nhiệt độ làm “nóng chảy phân tử lai”)

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *