Bằng tài khoản Facebook hoặc Google hoặc Yahoo
với tài khoản cadasa.vn
Thực hành bài tập trắc nghiệm về cách tính khối lượng ,cách xác định kim loại , phản ứng hóa học thể tích của dung dịch, ….trong bài Sắt
Câu 1. Các kim loại trong dãy nào sau đây đều phản ứng được với dung dịch CuCl2 A. Na, Mg, Ag. B. Fe, Na, Mg. C. Ba, Mg, Hg. D. Na, Ba, Ag.
Câu 2. Cấu hình electron nào sau đây là của ion Fe3+: A. [Ar]3d6. B. [Ar]3d5. C. [Ar]3d4. D. [Ar]3d3.
Câu 3. Cho 2,52 gam kim loại tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, thu được 6,84gam muối sunfat. Kim loại đó là: A. Mg. B. Zn. C. Fe. D. Al.
Câu 4. Ngâm một lá kim loại có khối lượng 50 gam trong dung dịch HCl. Sau khi thu được 336 ml khí thì khối lượng là kim loại giảm 1,68%. Kim loại đó là: A. Zn. B. Fe. C. Fe. D. Al.
Câu 5. Hỗn hợp A chứa Fe và kim loại M có hóa trị không đổi trong mọi hợp chất. Tỉ lệ số mol của M và Fe trong A là 1: 3. Cho 19,2 gam hỗn hợp A tan hết vào dung dịch HCl thu được 8,96 lít H2 (đktc). Cho 19,2 gam hỗn hợp A tác dụng với khí Cl2 thì cần 12,32 lít khí Cl2 (đktc). Xác định kim loại M và % theo khối lượng các kim loại trong hỗn hợp A.
Câu 6. Nung m gam bột sắt trong oxy, thu được 3 gam hỗn hợp chất rắn X. Hòa tan hỗn hợp X trong dd HNO3 (dư) thoát ra 0,46 lít khí (đktc) NO (là sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là: (Đề thi TSĐH Khối B-năm 2007). A. 2,22. B. 2,62. C. 2,52. D. 2,32.
Câu 7. Cho 6,72 gam Fe vào dd chứa 0,3 mol H2SO4 đặc nóng (giả thiết SO2 là sản phẩm khử duy nhất). Sau khi p/ư xảy ra hoàn toàn thì được (cho Fe = 56). A. 0,02 mol Fe2(SO4)3 và 0,08 mol FeSO4. B. 0,12 mol FeSO4. C. 0,03 mol Fe2(SO4)3 và 0,06 mol FeSO4. D. 0,05 mol Fe2(SO4)3 và 0,02 mol Fe dư. ( Đề thi TSDH khối B. 2007)
Câu 8. Khi cho m gam hỗn hợp bột Zn và Fe vào lượng dư dd CuSO4. Sau khi kết thúc các p/ư, lọc bỏ phần dd thu được m gam bột rắn. Thành phần % theo khối lượng của Zn trong hỗn hợp ban đầu là (cho Zn = 65, Fe = 56, Cu = 64) A. 90,27%. B. 12,67%. C. 82,20% D. 85,30%. ( Đề thi TSDH khối B - 2007)
Câu 9. Cho hỗn hợp X gồm Mg, Fe vo dd H2SO4 đặc nóng sau khi p/ư xảy ra hoàn toàn thu được dd Y và một phần Fe không tan. Chất tan trong dd Y là: A. MgSO4, Fe2(SO4)3 và FeSO4. B. MgSO4 C. MgSO4 và FeSO4 D. MgSO4 và Fe2(SO4)3.
Câu 10. Để khử ion Fe3+ trong dd thành ion Fe2+ có thể dùng một lượng dư. A. Kim loại Cu. B. Kim loại Mg. C. Kim loại Ag. D. Kim loại Ba.