Giáo viên: Thầy Nguyễn Lâm Quang Thoại

   Giới thiệu: qua bài học này, các bạn được biết các kiến thức như: thí
nghiệm của Morgan trên ruồi giấm, giải thích kết quả phép lai thuận, sơ
đồ lai, thí nghiệm của Morgan và hiện tượng hoán vị gen, giải thích- cơ sở
tế bào học của hiện tượng hoán vị gen, sơ đồ lai, ý nghĩa của liên kết gen
và hoán vị gen. Phương pháp giải bài tập tự luận:”Liên kết gen và hoán vị gen”.

BÀI 11: LIÊN KẾT GEN VÀ HOÁN VỊ GEN

PHẦN IV. BÀI TẬP TỰ LUẬN BỔ SUNG:

Bài 1. Lai ruồi giấm thân đen, cánh dài thuần chủng với ruồi giấm thân xám, cánh ngắn thuần chủng. F1 thu được toàn ruồi giấm thân xám, cánh dài. Cho F1 tạp giao với nhau, F2 thu được: 584 thân đen, cánh dài: 1178 thân xám, cánh dài: 590 thân xám, cánh ngắn. Biện luận và viết SĐL từ P đến F2, cho biết 1 gen quy định 1 tính trạng.

Bài 2. Cho 2 dòng ruồi giấm thuần chủng thân xám, cánh dài và thân đen, cánh cụt giao phối với nhau được F1 toàn ruồi thân xám, cánh dài. Sau đó, cho F1 giao phối với nhau được F2 có tỉ lệ 0,705 thân xám, cánh dài: 0,205 thân đen, cánh cụt: 0,045 thân xám, cánh cụt: 0,045 thân đen, cánh dài

a. Giải thích và viết sơ đồ lai từ P đến F2.

b. Cho con đực thân đen, cánh cụt và con cái thân xám, cánh dài ở F2 giao phối với nhau thì kết quả ở F3 sẽ thế nào để xác định được con cái F2 dị hợp tử về 2 cặp gen.

Tìm Hiểu Thêm:  Bài 28. Vấn đề tổ chức lãnh thổ công nghiệp

Bài 3. Khi lai thuận và nghịch hai thứ đậu thuần chủng hạt trơn, có tua cuốn và hạt nhăn, không có tua cuốn với nhau đều được F1 toàn hạt trơn, có tua cuốn. Sau đó cho F1 giao phấn với nhau được F2 có tỉ lệ 3 hạt trơn, có tua cuốn: 1 hạt nhăn, không có tua cuốn.

a. Giải thích và viết sơ đồ lai từ P đến F2

b. Để thế hệ sau có tỉ lệ 1 hạt trơn, có tua cuốn: 1 hạt trơn, không tua cuốn: 1 hạt nhăn, có tua cuốn: 1 hạt nhăn, không tua cuốn thì bố mẹ phải có kiểu gen và kiểu hình như thế nào? Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng nêu trên.

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *