Giáo viên: Thầy Nguyễn Lâm Quang Thoại

   Giới thiệu: qua bài học này các bạn sẽ  được ôn lại các kiến thức: đột biến
   gen, các dạng đột biến gen, nguyên nhân của đột biến, cơ chế phát sinh đột
   biến, hậu quả và vai trò của đột biến gen. Phương pháp giải bài tập “Đột biến
   gen” .

BÀI 4: ĐỘT BIẾN GEN

PHẦN IV. BÀI TẬP TỰ LUẬN BỔ SUNG

Bài 1. Cho biết các bộ ba trên mARN mã hóa cho các axit amin tương ứng như sau: AUG = mêtiônin, GUU = valin, GXX = analin, UUU = phêninalanin, UUG = lơxin, AAA = lizin, UAG = kết thúc.

a. Hãy xác định trình tự các cặp nuclêôtit trên gen đã tổng hợp đoạn pôlipeptit có trật tự sau: Mêtiônin – alanin – lizin – valin – lơxin – kết thúc

b. Nếu xảy ra đột biến gen, mất 3 cặp nuclêôtit số 7,8,9 trong gen thì sẽ ảnh hưởng như thế nào đến mARN và đoạn pôlipeptit tương ứng?

c. Nếu cặp nuclêôtit thứ 10 (X – G) chuyển thành cặp (A – T) thì hậu quả sẽ ra sao?

Bài 2. Cho biết các bộ ba trên mARN mã hóa các axit amin tương ứng như sau: UGG = triptôphan, AUA = izôlơnxin, UXU = xêrin, UAU = tirôzin, AAG = lizin, XXX = prôlin. Một đoạn gen bình thường mã hóa tổng hợp một đoạn của chuỗi pôlipéptit có trật tự axit amin là: Xêrin – tirôzin – izôlơxin – triptôphan – lizin…

Tìm Hiểu Thêm:  Luật thơ

Giả thiết ribôxôm trượt trên phân tử mARN theo chiều từ trái sang phải và một bộ ba chỉ mã hóa cho một axit amin.

a. Hãy viết trật tự các ribônuclêôtit của phân tử mARN và trật tự các nuclêôtit ở hai mạch đơn của đoạn gen tương ứng.

b. Nếu bị đột biến mất các cặp nuclêôtit thứ 4,11 và 12 thì các axit amin trong đoạn polipeptit tương ứng sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *