BÀI GIẢNG – THAO TÁC LẬP LUẬN BÌNH LUẬN

 

I. Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận bình luận

1. Khái niệm

Bình luận là bàn bạc đánh giá về sự đúng sai, thật giả, lợi hại của các hiện tượng đời sống như ý kiến, chủ kiến, việc làm.

2. Mục đích của bình luận

Là đánh giá ( xác định phải trái, đúng sai, hay dở) và bàn bạc (trao đổi ý kiến)

3. Yêu cầu của bình luận

       Trình bày rõ ràng, trung thực vấn đề được bình luận.

       Lập luận để khẳng định nhận xét, đánh giá của mình là đúng đắn.

       Bàn bạc, mở rộng vấn đề một cách sâu sắc và có sức thuyết phục. 

II. Cách bình luận

Một bài bình luận thường có các bước sau:

Bước 1: Nêu vấn đề cần bình luận.

+         Nêu rõ được thái độ và sự đánh giá của người bình luận trước vấn đề đưa ra.

+         Trình bày rõ ràng, trung thực

Bước 2: Đánh giá vấn đề cần bình luận

+         Đứng hẳn về một phía mình cho là đúng để bác bỏ cái sai.

+         Kết hợp phần đúng của mỗi phía và loại bỏ phần sai để tìm ra tiếng nói chung trong sự đánh giá.

+         Đưa ra cách đánh giá của riêng mình.

Bước 3: Bàn về vấn đề cần bình luận.

+         Bàn về thái độ, hành động, cách giải quyết trước vấn đề đang được xem xét.

Tìm Hiểu Thêm:  Đặc điểm loại hình của tiếng Việt

+         Bàn về những điều rút ra khi liên hệ với thời đại, hoàn cảnh, lứa tuổi …

+         Bàn về những vấn đề sâu xa hơn mà vấn đề được bình luận gợi ra.

III. Ghi nhớ: SGK

IV. Luyện tập

Bài tập 1

Bình luận không phải là giải thích, chứng minh hay kết hợp giải thích với chứng minh. Vì:

+         Mục đích 3 kiểu bài này khác nhau

+         Bản chất của bình luận là tranh luận về vấn đề mà tất cả người tham gia bình luận đều đã biết và đều có ý kiến riêng về vấn đề đó.

Bài tập 2

Đoạn văn trên có sử dụng thao tác bình luận vì:

       Có vấn đề bình luận: nguyên nhân hậu quả của tai nạn giao thông.

       Có mở rộng vấn đề bình luận: vấn đề an toàn giao thông không chỉ bó hẹp trong lĩnh vực giao thông mà là “món quà văn minh” đem ra “đãi khách” trong thời gian lưu, hội nhập toàn cầu.

Bài tập 3:

       Hiểu biết và tôn trọng pháp luật chính là đạo đức.

       Giáo dục pháp luật cho học sinh nói riêng và mọi công dân là nhiệm vụ quan trọng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *