BÀI GIẢNG – PHONG CÁCH NGÔN NGỮ BÁO CHÍ

I. Tìm hiểu bài

1. Ngôn ngữ báo chí

a. Một số thể loại văn bản báo chí

       Bản tin: Thời gian, địa điểm, sự kiện chính xác nhằm cung cấp tin tức cho người đọc. 

=> Thường theo một khuôn mẫu: Nguồn tin – thời gian – địa điểm – sự kiện – diễn biến – kết quả.

       Phóng sự: Cung cấp tin tức nhưng mở rộng phần tường thuật chi tiết sự kiện, miêu tả bằng hình ảnh, giúp người đọc có một cái nhìn đầy đủ, sinh động, hấp dẫn.

       Tiểu phẩm: Giọng văn thân mật, dân dã, thường mang sắc thái mỉa mai, châm biếm nhưng hàm chứa một chính kiến về thời cuộc.

=> Ngoài ra còn một số thể loại khác như: Phỏng vấn, bình luận, thời sự, trao đổi ý kiến, thư bạn đọc…

+         Phân loại báo chí theo phương tiện: báo viết, báo nói, báo điện tử.

+         Phân loại theo định kỳ xuất bản: báo hàng ngày (nhật báo), báo hàng tuần (tuần báo), báo hàng tháng (nguyệt báo, nguyệt san).

+         Phân loại theo lĩnh vực hoạt động xã hội: Báo Văn nghệ, báo Khoa học, báo Pháp luật, báo Thương mại, báo Giáo dục Thời đại…

+         Phân loại theo đối tượng độc giả: báo Nhi đồng, báo Tiền phong, báo Thanh niên, báo Phụ nữ, báo Lao động…

b. Ngôn ngữ báo chí

Ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ dùng để thông báo tin tức thời sự trong nước và quốc tế, phản ánh chính kiến của tờ báo và dư luận quần chúng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ xã hội

Tìm Hiểu Thêm:  BÀI 8: QUANG HỢP Ở CÂY XANH

       Tồn tại ở 2 dạng chính: Báo viết và báo nói.

       Ngoài ra còn: Báo hình, báo điện tử.

=> Ngôn ngữ báo chí có một chức năng chung là cung cấp tin tức thời sự, phản ánh dư luận và ý kiến của quần chúng. Đồng thời nêu lên quan điểm chính kiến của tờ báo, nhằm thúc đẩy sự phát triển của xã hội.

II. Luyện tập

Bản tin:

       Thông tin ngắn gọn.

       Thông tin kịp thời, cập nhật.

Phóng sự:

       Vừa đủ thông tin sự việc, vừa miêu tả cụ thể.

       Yêu cầu gợi cảm, gây được hứng thú.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *