BÀI GIẢNG – NGỮ CẢNH

I. Tìm hiểu bài

1. Khái niệm ngữ cảnh

a. Tìm hiểu ngữ liệu

       Củ chị Tí – người bán hàng nước với người bạn nghèo của chị: chị em Liên; bác siêu; bác xẩm.

       Câu nói đó ở phố huyện lúc tối khi mọi người chờ khách. 

       Câu nói đó diễn ra trong hoàn cảnh xã hội Việt Nam trước cách mạng tháng Tám.

b. Kết luận

Ngữ cảnh là bối cảnh ngôn ngữ mà ở đó sản phẩm ngôn ngữ (văn bản) được tạo ra trong hoạt động giao tiếp, đồng thời là bối cảnh cần dựa vào để lĩnh hội thấu đáo sản phẩm ngôn ngữ đó

2. Các nhân tố của ngữ cảnh:

a. Nhân vật giao tiếp

Gồm tất cả các nhân vật tham gia giao tiếp: người nói (viết), người nghe (đọc).

+         Một người nói – một người nghe: Song thoại.

+         Nhiều người nói luân phiên vai nhau: Hội thoại

+         Người nói và nghe đều có một “vai” nhất định, đều có đặc điểm khác nhau về lứa tuổi, nghề nghiệp, cá tính, địa vị xã hội, … -> chi phối việc lĩnh hội lời nói.

b. Bối cảnh ngoài ngôn ngữ

       Bối cảnh giao tiếp rộng (còn gọi là bối cảnh văn hóa): Bối cảnh xã hội, lịch sử, địa lý, phong tục tập quán, chính trị…ở bên ngoài ngôn ngữ.

       Bối cảnh giao tiếp hẹp (còn gọi là bối cảnh tình huống): Đó là thời gian, địa điểm cụ thể, tình huống cụ thể.

Tìm Hiểu Thêm:  Bài 7. Phốt pho & bt

       Hiện thực được nói tới (gồm hiện thực bên ngoài và hiện thực bên trong của các nhân vật giao tiếp): Gồm các sự kiện, biến cố, sự việc, hoạt động…diễn ra trong thực tế và các trạng thái, tâm trạng, tình cảm của con người.

c. Văn cảnh

Bao gồm tất cả các yếu tố ngôn ngữ cùng có mặt trong văn bản, đi trước hoặc sau một yếu tố ngôn ngữ nào đó. Văn cảnh có ở dạng ngôn ngữ viết và ngôn ngữ nói.

3. Vai trò của ngữ cảnh

       Đối với người nói (viết) và quá trình tạo lập văn bản: Ngữ cảnh là cơ sở cho việc lựa chọn nội dung cách thức giao tiếp và phương tiện ngôn ngữ (từ, ngữ, câu…)

       Đối với người nghe (đọc) và quá trình lĩnh hội văn bản: Ngữ cảnh là căn cứ để lĩnh hội, phân tích, đánh giá nội dung, hình thức của văn bản. 

4. Ghi nhớ: Ghi nhớ SGK

II. Luyện tập

Bài tập 1: Hai câu văn trong “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”, xuất phát từ bối cảnh: Tin tức về kẻ địch có từ mấy tháng nay nhưng chưa có lệnh quan. Trong khi chờ đợi người nông dân thấy chướng tai, gai mắt trước hành vi bạo ngược của kẻ thù.

Bài tập 2: Hai câu thơ trong bài “Tự tình” (bài II) của Hồ Xuân Hương: “Đêm khuya văng vẳng……trơ cái hồng nhan….” Hiện thực được nói tới là hiện thực bên trong, tức là tâm trạng ngậm ngùi, bẽ bàng, chua xót của nhân vật trữ tình

Tìm Hiểu Thêm:  Tôi yêu em - Puskin

Bài tập 4: Hoàn cảnh sáng tác chính là ngữ cảnh của các câu thơ trong bài “Vịnh khoa thi Hương” (Tú Xương): Sự kiện năm Đinh Dậu, thực dân Pháp mở khoa thi chung ở Nam Định. Trong kỳ thi đó có toàn quyền Pháp ở Đông Dương và vợ đến dự.

Bài tập 5: Bối cảnh giao tiếp: Trên đường đi, hai người không quen biết nhau. Câu hỏi đó người hỏi muốn biết về thời gian. Mục đích: Cần biết thông tin về thời gian, để tính toán cho công việc riêng của mình.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *