BÀI GIẢNG – BÀI CA NGẮN ĐI TRÊN BÃI CÁT – CAO BÁ QUÁT

(Sa hành đoản ca)

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

       Cao Bá Quát (1809 – 1855) 

       Quê: làng Phú Thị, Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc quận Long Biên, Hà Nội ). 

       Là người có tài, nổi tiếng văn hay chữ tốt và có uy tín lớn trong giới trí thức đương thời.

       Là người có khí phách hiên ngang, có tư tưởng tự do, ôm ấp hoài bão lớn, mong muốn sống có ích cho đời.

2. Bài thơ

       Hoàn cảnh sáng tác: Cao Bá Quát đi thi Hội. Trên đường vào kinh đô Huế, qua các tỉnh miền Trung đầy cát trắng (Quảng Bình, Quảng Trị) (hình ảnh bãi cát dài, sóng biển, núi là những hình ảnh có thực gợi cảm hứng cho nhà thơ sáng tác bài thơ này).

       Thể thơ: thể ca hành (thơ cổ Trung Quốc được tiếp thu vào Việt Nam).

II. Đọc hiểu văn bản

1. Hình ảnh “bãi cát và con người đi trên bãi cát

       “Bãi cát dài lại bãi cát dài”: mênh mông dường như bất tận, nóng bỏng.

→ Hình ảnh tả thực: đẹp nhưng dữ dội, khắc nghiệt đã gợi ý cho nhà thơ sáng tác bài thơ này.

→ Hình ảnh biểu tượng: con đường đầy khó khăn mà con người phải vượt qua để đi đến danh lợi.

Tìm Hiểu Thêm:  Chí Phèo - Nam Cao

       Hình ảnh người đi trên bãi cát:

+         Đi một bước như luì một bước: nỗi vất vả khó nhọc 

+         Không gian đường xa, bị bao vây bởi núi sông, biển

+         Thời gian: mặt trời lặn vẫn còn đi.

+         Nước mắt rơi → khó nhọc, gian truân.

=> Sự tất tả, bươn chải dấn thân để mưu cầu công danh, sự nghiệp.

2. Tâm trạng và suy nghĩ của lữ khách khi đi trên bãi cát

“Không học được….giận khôn vơi”

Nhịp điệu đều, chậm, buồn: tác giả tự giận mình không có khả năng như người xưa, mà phải tự hành hạ mình, chán nản mệt mỏi vì công danh- lợi danh.

       “Xưa nay phường….bao người”

       Câu hỏi tu từ, hình ảnh gợi tả (hơi men)

→ Sự cám dỗ của danh lợi đối với con người. Vì công danh, lợi danh mà con người bôn tẩu ngược xuôi.Danh lợi cũng là thứ rượu thơm làm say lòng người.

=> Sự chán ghét, khinh bỉ của Cao Bá Quát đối với phường danh lợi. Câu hỏi nhà thơ như trách móc, như giận dữ, như lay tỉnh người khác nhưng cũng tự hỏi bản thân. Ông đã nhận ra tính chất vô nghĩa của lối học khoa cử, con đường công danh đương thời vô nghĩa, tầm thường.

       “ Bãi cát dài…ơi…”

Câu hỏi tu từ cũng là câu cảm thán thể hiện tâm trạng băn khoăn, day  dứt giữa việc đi tiếp hay dừng lại?

Tìm Hiểu Thêm:  Bài ca ngất ngưởng - Nguyễn Công Trứ

       Khúc đường cùng: ý nghĩa biểu tượng → nỗi tuyệt vọng của tác giả. Ông bất lực vì không thể đi tiếp mà cũng không biết phải làm gì. Ấp ủ khát vọng cao cả nhưng ông không tìm được con đường để thực hiện khát vọng đó. Hay đó là niềm khao khát thay đổi cuộc sống

       Hình ảnh thiên nhiên: phía bắc, phía nam đều đẹp nhưng đều khó khăn, hiểm trở.

       “Anh đứng làm chi trên bãi cát?..” câu hỏi mệnh lệnh cho bản thân → phải thoát ra khỏi bãi cát danh lợi đầy nhọc nhằn chông gai mà vô nghĩa.

Nhịp điệu thơ lúc nhanh, lúc chậm. lúc dàn trả, lúc dứt khoát → thể hiện tâm trạng suy tư của con đường danh lợi mà nhà thơ đang đi.

=> Hình tượng kẻ sĩ cô độc, lẻ loi đầy trăn trở nhưng kì vĩ, vừa quả quyết vừa tuyệt vọng trên con đường đi tìm chân lí đầy chông gai. 

3. Nghệ thuật

       Thơ cổ thể , hình ảnh biểu tượng giàu ý nghĩa.

       Phương pháp đối lập, sáng tạo trong việc dùng điển cố điển tích.

4. Ý nghĩa văn bản

Bài thơ là khúc ca mang đậm tính nhân văn của một người cô đơn tuyệt vọng trên đường đời thể hiện qua hình ảnh bãi cát dài, con đường cùng và hình ảnh người đi trên bãi cát.

III. Tổng kết

Ghi nhớ: SGK.

Tìm Hiểu Thêm:  Xin lập khoa luật - Trích Tế cấp bát điều của Nguyễn Trường Tộ

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *