Bài 18 – CHU KÌ TẾ BÀO VÀ QUÁ TRÌNH NGUYÊN PHÂN

PHẦN I – A: TÓM TẮT LÝ THUYẾT:

I. CHU KÌ TẾ BÀO

1. Khái niệm:

Chu kì tế bào là khoảng thời gian giữa 2 lần phân bào

2. Một chu kì tế bào gồm:

a. Kì trung gian

Pha G1: tế bào tổng hợp các chất cần cho sinh trưởng

Pha S: Nhân đôi ADN và NST

Pha G2: Tổng hợp các chất cần cho phân bào

b. Nguyên phân

Phân chia nhân

Phân chia tế bào chất

II.   DIỄN BIẾN QUÁ TRÌNH NGUYÊN PHÂN

1. Phân chia nhân: Gồm 4 kì:

Kì đầu:

Xuất hiện thoi phân bào

Màng nhân dần biến mất

Nhiễm sắc thể kép bắt đầu đóng xoắn

Kì giữa:

Các nhiễm sắc thể kép xoắn cực đại và xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo và dính với thoi phân bào ở 2 phía của tâm động

Kì sau:

Mỗi nhiễm sắc thể kép tách nhau ra ở tâm động thành 2 nhiễm sắc thể đơn

Các nhóm NST đơn phân li 2 cực của tế bào

Kì cuối:

Màng nhân xuất hiện

Nhiễm sắc thể tháo xoắn

2. Phân chia tế bào chất

Ở Tế bào động vật: Màng tế bào thắt dần ở chính giữa để chia tế bào mẹ thành 2 tế bào con

Ở tế bào thực vật: Hình thành vách ngăn ở chính giữa để chia tế bào mẹ thành 2 tế bào con

Kết quả: Từ 1 tế bào mẹ tạo thành 2 tế bào con, chứa bộ nhiễm sắc thể giống nhau và giống mẹ

III. Ý NGHĨA PHÂN BÀO NGUYÊN PHÂN

Giúp sinh vật nhân thực sinh sản, sinh trưởng

Tái sinh các mô và bộ phận bị tổn thương

IV. ĐIỀU HOÀ QUÁ TRÌNH PHÂN BÀO

Nguyên phân và chu kì tế bào được kiểm soát và điều khiển một cách chặt chẽ giúp cơ thể sinh vật sinh trưởng và phát triển bình thường

PHẦN I – B: MỘT SỐ NỘI DUNG CẦN LƯU Ý

Câu 1. Chu kì tế bào có giống nhau ở tất cả những loại tế bào không? Cho VD.

Câu 2. Quá trình phân chia nhân diễn ra như thế nào?

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *